Cách tính toán và lựa chọn bộ lưu điện cho camera

Wayback Machine

     Bài viết này sẽ mang lại cho bạn cách tính toán công suất bộ lưu điện camera, thời gian sử dụng bộ lưu điện trong bao lâu để bạn có thể chủ động trong việc lựa chọn bộ lưu điện phù hợp cho hệ thống camera của bạn.

 

Cách tính và lựa chọn bộ lưu điện camera có công suất phù hợp

 

     Công suất bộ lưu điện camera cho biết ta có thể sử dụng nó để cấp nguồn cho bao nhiêu thiết bị. Vậy với một hệ thống camera ta sẽ cần bộ lưu điện có công suất là bao nhiêu? Dưới đây là các bước tính toán và lựa chọn bộ lưu điện có công suất phù hợp cho hệ thống camera.

     Bước 1: Tính tổng công suất thực tế của hệ thống camera(kí hiệu là: W(thực tế))

     Một hệ thống camera bao gồm: mắt camera, đầu ghi hình và màn hình hiển thị. Thông thường, hầu hết chúng đều có dán tem ghi chú thông số công suất, nhưng đó chỉ là là mức công suất cực đại và thiết bị có thể đạt tới (theo thuật ngữ chuyên môn là công suất đỉnh hoặc công suất danh định – nominal power). Trong thực tế hoạt động thì các thiết bị này hiếm khi đạt đến 100% công suất tối đa của nó. Công suất tiêu thụ thực tế là khi thiết bị hoạt động ở chế độ bình thường. Do vậy, bạn nên thống kê lại danh sách công suất các thiết bị tiêu thụ vào một bảng, hoặc căn cứ vào bảng dưới đây:

Tên thiết bị

Công suất thông thường

Camera hồng ngoại

15w

Đầu ghi hình

45w

Tivi LCD 32”

80w

 

 

     Bước 2: Tính công suất bộ lưu điện cần có (Ký hiệu là W(UPS))

     Thông thường hệ thống camera bao gồm những thiết bị có dòng khởi động nhỏ nên khi lựa chọn bộ lưu điện ta nên chọn bộ lưu điện có công suất lớn hơn 1,5 lần tổng công suất thực tế.

W(UPS) = W(thực tế) x 1,5

     Bước 3: Lựa chọn bộ lưu điện camera có công suất phù hợp

     Tổng công suất tiêu thụ của hệ thống camera được tính bằng Walt(W) nhưng công suất bộ lưu điện được tính bằng VA(Volt-Ampere).  Để lựa chọn bộ lưu điện camera có công suất phù hợp bạn sẽ thực hiện theo công thức sau:

VA = W(UPS) : pf

     Trong đó:  pf là hệ số công suất của bộ lưu điện (thường pf = 0.6, 0.7, 0.8, 0.9, 1 tùy theo loại lưu điện).

     (Thường lựa chọn bộ lưu điện có công suất lớn hơn số VA đã tính theo công thức trên)

 

Cách tính và lựa chọn bộ lưu điện camera có thời gian sử dụng phù hợp

 

     Công suất bộ lưu điện camera cho ta biết khả năng nó có thể cấp nguồn cho bao nhiêu thiết bị khi mất điện, nhưng điều mà chúng ta quan tâm hơn cả đó là thời gian cấp là trong bao lâu. Để tính thời gian bộ lưu điện có thể cấp nguồn cho hệ thống camera ta tính theo công thức sau:

T = (AH * V * pf) / W            

     Trong đó:    

     AH – Dung lượng acquy

     V – Điện thế bộ nạp (được tính bằng số lượng bình x 12Vol)

     pf – hệ số công suất của bộ lưu điện (thường pf = 0.6, 0.7, 0.8, 0.9, 1 tùy theo loại lưu điện).

     W – Tổng công suất thực tế

Lưu ý: áp dụng công thức khi quy chuẩn về loại bình acquy 12V

*Các công thức trên chỉ mang tính chất lý thuyết, thực tế sẽ có phần trăm sai khác, để chắc chắn bạn nên đến cửa hàng để được tư vấn hoặc tham khảo các thông tin trong phần bộ lưu điện camera tại Nam Định

Mọi thắc mắc thêm vui lòng liên hệ:

Công ty Bình Ansi

ADD: 57A&573 Trần Hưng Đạo, TP.Nam Định

Hotline: 0943.352.662

E-mail: [email protected]